Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Tăng huyết áp độ 1 và những biến chứng cho sức khỏe của người bệnh

Tăng huyết áp độ 1 có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp độ 1 là khi chỉ số áp lực máu trong động mạch của bạn nằm trong khoảng từ 140/90 mmHg đến 159/99 mmHg. Đây là giai đoạn đầu tiên trong các cấp độ tăng của chỉ số huyết áp. Tuy nhiên bạn không được xem thường những biểu hiện tại đây nhé!

Tăng huyết áp độ 1 được xem là giai đoạn khởi phát cho các biến chứng sức khỏe có thể diễn biến nặng hơn nếu người bệnh không kiểm soát tốt. Dù là giai đoạn mở đầu và chỉ số tăng chưa thực sự quá cao so với mức bình thường nhưng không vì thế mà bạn cho rằng tăng áp cấp 1 không nguy hiểm. Vì vậy bạn đừng bỏ qua các thông tin quan trọng ngay sau đây được Go1care chia sẻ nhé!

Tăng huyết áp độ 1 là gì?

Tăng huyết áp độ 1 có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp độ 1 được xác định khi chỉ số áp lực máu trong cơ thể bạn dao động từ 140/90mmHg – 159/99mmHg.

Tăng huyết áp độ 1 có nguy hiểm không? Tăng huyết áp độ 1 được xác định như sau:

  • Huyết áp tâm thu: Dao động trong khoảng từ 140-159 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương: Dao động trong khoảng từ 90-99 mmHg.

Tăng huyết áp độ 1 được xem là giai đoạn nhẹ nhất trong 3 cấp độ tăng được Hiệp hội tim mạch quy định. Tuy nhiên sẽ không vì thế mà bạn lơ là với các triệu chứng mà nó gây ra với cơ thể. Bởi giai đoạn đầu luôn rất quan trọng. 

Nếu kiểm soát tốt, chỉ số tăng áp sẽ được khống chế về mức an toàn. Ngược lại, chỉ số huyết áp trong cơ thể chúng ta sẽ tăng nặng và chuyển biến sang giai đoạn nguy hiểm hơn là tăng huyết áp độ 2 hoặc tăng huyết áp độ 3.

Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lý tăng huyết áp độ 1 bao gồm đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, đau tức ngực, khó thở, choáng váng và đỏ mặt.

Hầu hết các triệu chứng tăng huyết áp độ 1 thường khá mờ hồ. Nó không có biểu hiện rõ ràng khiến cho người bệnh dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra các bệnh lý cũng sẽ có diễn biến khá âm thầm, lặng lẽ, nếu không thực hiện các kiểm tra y tế thì rất khó có thể phát hiện rõ nguồn gốc và nguyên nhân gây bệnh.

Đọc thêm bài viết:  Cách đo huyết áp và đọc chỉ số chính xác

Phân tầng nguy cơ tăng huyết áp

Tăng huyết áp độ 1 có nguy hiểm không?
Phân tầng nguy cơ tăng huyết áp theo các cấp độ khác nhau.

Bạn hãy theo dõi bảng phân tầng nguy cơ tăng huyết áp theo từng giai đoạn và cấp độ cụ thể. Qua đó, chúng ta có thể nhận định rõ hơn sự ảnh hưởng của các chỉ số đến cơ thể người bệnh.

Bệnh cảnh Huyết áp bình thường (90/60mmHg – 120/80mmHg) Tiền tăng huyết áp (120/80mmHg – 139/89mmHg) Tăng huyết áp độ 1 (140/90 mmHg – 159/99mmHg) Tăng huyết áp độ 2 (160/100mmHg – 179/109mmHg) Tăng huyết áp độ 3 (trên 180/110mmHg)
Không có yếu tố gây bệnh tim mạch Nguy cơ thấp Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao
Có 1 – 2 yếu tố gây bệnh tim mạch Nguy cơ thấp Nguy cơ thấp Nguy cơ trung bình Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao
Có hơn 3 yếu tố gây bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường hoặc tổn thương cơ quan khác Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao Nguy cơ cao Nguy cơ cao Nguy cơ rất cao
Có bệnh tim mạch hoặc bệnh thận mạn tính giai đoạn 4 trở lên Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao

Chúng ta có thể thấy, khi cơ thể có bệnh nền hoặc có những yếu tố gây bệnh điển hình nhất thì chỉ số huyết áp sẽ là nhân tố thúc đẩy căn nguyên bệnh phát tác nhanh chóng hơn. Điều này cũng đồng thời khẳng định rằng, tăng huyết áp độ 1, tăng huyết áp độ 2 và tăng huyết áp độ 3 đều gây nguy hiểm cho sức khỏe của mỗi chúng ta.

Cách điều trị tăng huyết áp độ 1

Để điều trị và kiểm soát tốt chỉ số tăng huyết áp độ 1, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc cơ bản và phương pháp được bác sĩ đề ra, bao gồm:

Nguyên tắc chung khi điều trị tăng huyết áp độ 1

Tăng huyết áp độ 1 có cần uống thuốc không? Tăng huyết áp độ 1 là bệnh lý mạn tính. Nó cần được theo dõi và điều trị đúng cách. Tăng áp độ 1 vẫn cần phải sử dụng thuốc với hàm lượng nhẹ hơn, phù hợp với bệnh trạng của bạn.

Đọc thêm bài viết:  Tương Lai Của Bệnh Cao Huyết Áp: Các Chiến Lược Phòng Ngừa Toàn Diện

Mục tiêu khi điều trị tăng huyết áp độ 1 là đưa chỉ số về mức tối ưu an toàn và giảm tối đa các nguy cơ tim mạch có thể gây ra cho cơ thể của bạn.

Mục tiêu huyết áp cần đạt được tối thiểu phải là < 140/90 mmHg. Ngoài ra chúng ta cần cố gắng tối đa đưa chỉ số về mức < 130/80 mmHg nếu cơ thể người bệnh vẫn còn dung nạp được.

Với phác đồ điều trị tăng huyết áp độ 1 từ bác sĩ, bạn phải tuân thủ tuyệt đối và thực hiện mọi tiêu chí một cách nghiêm ngặt nhất.

6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp độ 1

Tăng huyết áp độ 1 có nguy hiểm không?
Sử dụng thuốc trị tăng áp độ 1.

Khi bị tăng áp độ 1, bạn cần lựa chọn thuốc tăng huyết áp phù hợp với tình trạng của bản thân. Trong đó 6 nhóm thuốc sau đây bạn cần phải chú ý hơn là:

  • Thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc giúp đưa ion natri ra bên ngoài thông qua đường tiểu, nó góp phần làm giảm thể tích huyết tương cũng như giảm sức cản bên trong mạch máu, qua đó áp lực máu của bạn cũng giảm theo.
  • Thuốc chẹn beta giao cảm: Loại thuốc có tác động trực tiếp lên cơ tim. Nó sẽ làm giảm sức co bóp của tim, qua đó nhịp tim cũng sẽ chậm lại và chỉ số huyết áp của người bệnh giảm nhanh.
  • Nhóm thuốc chẹn kênh calci: Bao gồm thuốc chẹn kênh canxi Dihydropyridin có công dụng làm giảm sức cản của mạch ngoại vi và thuốc chẹn kênh canxi nondihydropyridine có công dụng làm giảm lực co bóp của tim khi bơm máu.
  • Nhóm thuốc gây ức chế men chuyển ACE: Bao gồm benazepril, enalapril, captopril, fosinopril, perindopril, lisinopril, quinepril, trandolapril, ramipril… Thuốc này hoạt động theo cơ chế gây ức chế quá trình chuyển hóa angiotensin I thành angiotensin II, từ đó mà sức cản mạch ngoại vi giảm.
  • Nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Bao gồm azilsartan, eprosartan, candesartan, irbesartan, olmesartan, losartan, telmisartan, valsartan… gây ức chế hoạt động của angiotensin nhóm II.
  • Nhóm thuốc hạ áp khác: Bao gồm thuốc ức chế trực tiếp renin (Aliskiren), thuốc cường adrenergic, thuốc giãn mạch trực tiếp (minoxidil và hydralazine)
Đọc thêm bài viết:  Máy đo huyết áp điện tử loại nào tốt?

Tên các loại thuốc hạ huyết áp được giới thiệu. Bạn cần ưu tiên các dòng có thành phần không gây dị ứng hay tác dụng phụ với cơ thể của bạn.

Các biện pháp thay đổi chỉ số huyết áp

Phải khẳng định rằng, lối sống và thói quen sinh hoạt của bạn đóng vai trò nòng cốt trong việc quyết định chỉ số huyết áp tăng hay giảm. Vì vậy, trong tất cả các phương án kiểm soát chỉ số tăng huyết áp độ 1, Go1care luôn luôn đề cao việc thay đổi lối sống tích cực, lành mạnh và an toàn.

  • Giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn. Hàm lượng tối ưu được khuyên dùng là < 6 gam.
  • Tăng cường chất xơ, kali và vitamin có lợi khác.
  • Giảm thiểu cholesterol và axit béo no.
  • Duy trì chỉ số khối cơ thể an toàn nhất với người trưởng thành là BMI từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. Vòng bụng của nam giới nhỏ hơn 90cm và nữ giới nhỏ hơn 80cm là lý tưởng nhất.
  • Rượu bia là thuốc độc với người tăng huyết áp độ 1. Số lượng được khuyên dùng với nam là ít hơn 3 cốc mỗi ngày và với nữ là ít hơn 2 cốc mỗi ngày.
  • Bạn cũng đừng quên việc tập luyện thể thao hằng ngày nhé! Tập luyện điều độ sẽ giúp bạn kiểm soát tốt chỉ số cân nặng, đốt cháy calo và giảm áp tối ưu hơn.

Tổng kết

Thuốc huyết áp cao nào tốt? Các thuốc điều trị tăng huyết áp độ 1 được Go1care giới thiệu chắc chắn sẽ có ích với bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến và lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. Cùng với đó hãy kiểm tra y tế để biết rõ bản thân đang thuộc nhóm tăng huyết áp nào nhé!

Xem thêm:

Tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm tính mạng hay không?

Tăng huyết áp độ 3 và những biến chứng khôn lường

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan