8 triệu chứng huyết áp thấp phổ biến không thể xem thường mà bạn sẽ hay gặp phải bao gồm mệt mỏi, đau đầu, ngất xỉu, mắt mờ, chóng mặt, kém tập trung, tim đập nhanh và hạ thân nhiệt. Các dấu hiệu này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi chỉ số của bạn không được điều chỉnh về trạng thái ổn định.
Go1care sẽ phân tích chi tiết cho bạn 8 triệu chứng huyết áp thấp phổ biến và các phương pháp phòng ngừa, điều trị bệnh lý hiệu quả, an toàn với cả người trẻ và người cao tuổi. Các thông tin hữu ích sau bạn nhất định không được bỏ qua nhé!
Chỉ số huyết áp bao nhiêu là thấp?
Huyết áp 90/60 có thấp không? Hạ huyết áp là khi chỉ số áp lực của bạn giảm thấp hơn mức an toàn 90/60 mmHg.
Tại sao bị tụt huyết áp? Đây là một trong những bệnh lý thường gặp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như cơ địa, bệnh trạng về tuyến giáp, tim, thận hoặc do thiếu máu, thiếu dinh dưỡng.
Nếu là do bẩm sinh, cơ địa thì chỉ số của bạn sẽ thấp hơn so với mức bình thường mà không gây nên bất kỳ nguy hiểm nào.
Thường xuyên bị tụt huyết áp là bệnh gì? Tuy nhiên nếu nguyên nhân hạ áp xuất phát từ các bệnh lý khác nhau hoặc do cơ thể thiếu dưỡng chất, bạn cần thực hiện ngay các phương pháp điều chỉnh thích hợp.
8 triệu chứng huyết áp thấp có thể nguy hiểm đến tính mạng
Biến chứng của hạ huyết áp rất nguy hiểm. Vì vậy bạn tuyệt đối không được bỏ qua các triệu chứng huyết áp thấp sẽ được Go1care chia sẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo từ cơ thể giúp bạn phát hiện bệnh lý trong thời gian sớm nhất.
- Mệt mỏi: Máu không đủ đi nuôi các tế bào trong cơ thể dẫn đến bạn không đủ năng lượng để hoạt động.
- Triệu chứng huyết áp thấp là đau đầu: Các cơn đau sẽ đi từ nhẹ nhàng đến dữ dội hơn tùy thuộc vào bệnh trạng của bạn và chỉ số đang hạ đến mức nào.
- Ngất xỉu: Lưu lượng máu của bạn không đủ khiến cho não bộ ngừng hoạt động, cơ thể mất ý thức và ngất xỉu.
- Triệu chứng huyết áp thấp là thị lực giảm: Suy giảm thị lực, mắt mờ và bạn nhìn mọi thứ xung quanh không còn rõ ràng. Nhiều người bệnh còn xuất hiện ảo giác.
- Chóng mặt: Triệu chứng xuất hiện ở cả khi bạn bị tăng áp và hạ áp. Nó là biểu hiện của chứng rối loạn áp lực máu.
- Khả năng tập trung kém: Oxy lên não không đủ do lượng máu ít hơn khiến hoạt động của não bộ bị suy giảm, bạn không thể tập trung và phản xạ cũng chậm hơn.
- Dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ là hạ thân nhiệt: Lòng bàn tay chân của bạn thường xuyên đổ mồ hôi, thân nhiệt hạ thấp kèm với biểu hiện da xanh xao, vàng vọt kém sức sống.
- Triệu chứng huyết áp thấp là tim đập nhanh: Nhịp tim của bạn đập liên hồi do những tín hiệu đòi hỏi từ hệ thần kinh trung ương không được đáp ứng.
Tụt huyết áp nên ăn gì?
Triệu chứng huyết áp thấp sẽ xuất hiện khi cơ thể bạn trở nên yếu ớt và suy nhược. Lúc này không chỉ áp lực máu hạ thấp và dinh dưỡng của người bệnh cũng không đủ. Bạn cần nạp đầy đủ chất, hạn chế trường hợp thiếu máu. Trong đó các món ăn mà người tụt huyết áp cần bổ sung bao gồm:
- Các thực phẩm có công dụng bổ máu như thịt bỏ, rau dền, củ dền, trứng, sữa, măng tây, đậu bắp, nấm và cà chua…
- Thực phẩm chức năng bổ sung sắt, canxi, kẽm và folate.
- Bổ sung vitamin nhóm B6 và B12 mỗi ngày.
Lên thực đơn phù hợp với người hạ áp. Lựa chọn các món ăn được gợi ý. Bạn hãy chú ý rằng hãy chia nhỏ bữa ăn hằng ngày. Không dồn quá nhiều cùng một lúc và khoảng cách giữa hai lần ăn không được quá xa. Bạn nên chèn bữa ăn nhẹ vào giữa để nạp năng lượng kịp thời, tránh trường hợp thiếu hụt dẫn đến chỉ số hạ đột ngột.
Bị tụt huyết áp nên uống gì?
Làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? Khi xuất hiện các triệu chứng huyết áp thấp, bạn cần nắm rõ các loại thức uống giúp tăng áp nhanh chóng và hiệu quả. Bao gồm:
- Nước lọc: Cách thức nhanh nhất là sử dụng nước suối. 1 đến 2 cốc nước sẽ làm tăng thể tích máu và giúp cơ thể của bạn hồi phục nhanh hơn.
- Nước muối: Thay vì dùng nước lọc không, bạn có thể cho thêm ít muối vào nước. Nó sẽ giúp tăng áp tức thì. Tuy nhiên phương pháp này bạn chỉ nên dùng khi khẩn cấp.
- Nước chanh: Trong chanh có hàm lượng vitamin C cao. Nó sẽ giúp bạn ổn định chỉ số huyết áp, tăng đề kháng và phòng ngừa một số biến chứng khác.
- Cà phê: Chất kích thích như cà phê có thể giúp cho chỉ số áp lực máu của bạn được đẩy lên nhanh hơn. Bạn cũng có thể thay thế cà phê bằng trà với tác dụng tương tự.
Ngoài ra hãy trang bị vớ ép y khoa chuyên dụng ngay tại nhà. Với thiết kế đặc biệt, loại vớ này sẽ giúp giảm lượng máu ở chân của bạn, thúc đẩy lưu chuyển máu lên trên, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu. Qua đó có công năng làm tăng huyết áp cho người bệnh.
Các loại thuốc dành cho người bị hạ huyết áp
Triệu chứng huyết áp thấp thường diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nếu là người có tiền sử bệnh thì hãy chuẩn bị đủ thuốc trong người phòng trường hợp khẩn cấp.
Trong đó một số loại thuốc thường được tin dùng bao gồm epinephrine, norepinephrine, alpha-adrenoceptor…
Việc dùng thuốc hạ áp cần phải tuân thủ theo toa và hướng dẫn từ bác sĩ. Và bạn không được lạm dụng nó. Hãy thăm khám để có hướng điều trị lâu dài và ổn định chỉ số an toàn hơn nhé!
Tổng kết
Go1care nêu rõ các triệu chứng huyết áp thấp phổ biến. Bạn có thể thấy rằng các dấu hiệu này có sự tương đồng nhất định với triệu chứng huyết áp cao thường gặp. Vì vậy bạn hãy kiểm tra chỉ số và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để có kết luận chính xác nhất về thể trạng của bản thân nhé!
Xem thêm:
10 triệu chứng huyết áp cao nguy hiểm nếu không phát hiện sớm