Thông số huyết áp hay còn được gọi là chỉ số huyết áp. Đó là số đo huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương hiển thị trên thiết bị đo. Mỗi thông số sẽ có ý nghĩa riêng phản ánh tình trạng nhịp tim và huyết áp tăng giảm của bệnh nhân. Vì vậy khi đọc thông số, bạn cần đọc chính xác. Cùng với đó, bạn hãy nắm rõ bảng chỉ số huyết áp tiêu chuẩn để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Theo dõi bài viết trên Go1care để nắm rõ các thông số huyết áp tiêu chuẩn. Chúng tôi sẽ đưa ra các số liệu và dẫn chứng cụ thể để bạn hình dung cụ thể nhất về ý nghĩa của các chỉ số được nêu nhé! Đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết nào được thông tin dưới đây. Nó có vai trò quan trọng với sức khỏe của bạn.
Có bao nhiêu loại thông số huyết áp?
Thông số huyết áp hay chỉ số huyết áp sẽ được chia thành hai loại chính. Đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó:
- Huyết áp tâm thu (systolic pressure): Chỉ số phản ánh áp lực cực đại của cơ tim khi co vào và đẩy máu đi vào trong động mạch. Đây sẽ là thông số lớn nhất mà máy kiểm tra đo được.
- Huyết áp tâm trương (diastolic pressure): Chỉ số phản ánh áp lực cực tiểu của cơ tim khi giãn nở. Lúc này cơ thể đã được lấp đầy máu bởi lần co trước đó. Đây là chỉ số nhỏ nhất và được ghi nhận sau cùng khi quá trình đo kết thúc.
Cách đọc chỉ số huyết áp sẽ là huyết áp tâm thu trước, huyết áp tâm trương sau. Chúng ta sẽ đọc theo dạng tỷ số tâm thu/tâm trương hoặc cũng có thể đọc rời từng số liệu cụ thể.
Ngoài ra khi đọc thông số huyết áp, bạn cũng cần chú ý đến nhịp tim được thể hiện trên màn hình. 3 chỉ số trên máy đo huyết áp sẽ bao gồm huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim.
Nhịp tim ở người trưởng thành khỏe mạnh sẽ dao động từ 60 – 100 lần mỗi phút. Nếu nhịp tim cao hơn hoặc thấp hơn đều sẽ có hại cho sức khỏe. Thông thường nhịp tim thấp hơn khi huyết áp hạ và chỉ số nhịp tim cao hơn khi huyết áp tăng.
Thông số huyết áp tiêu chuẩn
Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu? Huyết áp 110/60 là cao hay thấp? Huyết áp 140/100 có cao không? Và hàng loạt các câu hỏi liên quan đến chỉ số mà bạn quan tâm sẽ được giải đáp qua bảng thông số huyết áp sau. Chỉ số huyết áp bình thường được Tổ chức WHO đưa ra chính là:
Độ tuổi | Thông số huyết áp tâm thu | Thông số huyết áp tâm trương |
Dưới 18 tuổi | Dưới 120 mmHg | Dưới 80 mmHg |
Từ 18 – 59 tuổi | Từ 90 – 120 mmHg | Từ 60 – 80 mmHg |
Trên 60 tuổi | 140 mmHg | 90 mmHg |
Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi thì trong giai đoạn trưởng thành, chỉ số tiêu chuẩn sẽ là từ 90/60 mmHg đến 120/80 mmHg. Giai đoạn đang phát triển, thông số huyết áp sẽ nhỏ hơn. Trong khi đó khi cao tuổi, thông số huyết áp sẽ lớn hơn một chút.
Huyết áp bao nhiêu là nguy hiểm? Chỉ số huyết áp quá thấp, nhỏ hơn 80/50 mmHg được xem là mức hạ áp cảnh báo. Trong khi đó chỉ số huyết áp quá cao, vượt ngưỡng 140/100 mmHg được xem là mức tăng cấp độ 1. Bạn cần đặc biệt chú ý đến các thông số huyết áp và mục tiêu là phải đưa chúng về giới hạn cân bằng.
Cách chọn máy đo huyết áp chính xác
Để đo được thông số huyết áp chính xác, bạn cần có thiết bị đo phù hợp. Trong đó có 3 tiêu chí cần phải đặc biệt chú ý. Đó chính là:
- Độ chính xác: Thiết bị phải có ứng dụng công nghệ hiện đại nhất để đo được thông số huyết áp với chỉ số chính xác đến từng chi tiết. Sai số càng nhỏ càng tối ưu.
- Giới hạn đo: Thiết bị đo có khoảng đo càng rộng càng tốt. Bởi nó phải đảm bảo đọc đủ cả chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương. Nếu giới hạn đo không đủ thì thông số huyết áp thu được sẽ không chính xác.
- Vòng bít quấn tay: Kích thước vòng bít vô cùng quan trọng. Vòng bít có kích thước, độ rộng không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến chỉ số đo được. Vì vậy bạn nhất định phải chú ý đến chi tiết này khi lựa chọn thiết bị đo.
Ngoài ra một số lưu ý quan trọng khi đo huyết áp thu được kết quả chính xác nhất chính là:
- Uống đủ nước.
- Đi vệ sinh trước khi đo huyết áp.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích như cafe trước khi đo.
- Ngồi đúng tư thế, không di chuyển trong quá trình kiểm tra thông số huyết áp.
Tổng kết
Đo huyết áp bằng máy điện tử sẽ giúp bạn kiểm tra chính xác thông số huyết áp. Đây là cơ sở giúp bạn theo dõi và nhận định tình trạng bệnh lý, đưa ra phương án điều chỉnh thích hợp. Bạn cần thực hiện đo chỉ số định kỳ và theo dõi hàng ngày để phòng tránh tối đa biến chứng có thể xảy ra.
Xem thêm: