Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

TOP 5 cách trị hôi miệng hiệu quả ngay tại nhà

cách trị hôi miệng hiệu quả

Hôi miệng mặc dù không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh, nhất là tâm lý tự ti, e ngại khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân vì sao xuất hiện tình trạng hôi miệng? Có những cách trị hôi miệng hiệu quả nào? Hãy dành thời gian cùng Boom May tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. Hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày.

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng?

Hơi thở có mùi không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng lại trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thông thường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng là do:

Hôi miệng tạm thời

  • Khô miệng: Thiếu nước do ăn uống, sử dụng các loại thuốc điều trị sẽ dễ làm khô miệng, xuất hiện mùi hôi tạm thời.
  • Sử dụng thực phẩm: Khi sử dụng thực phẩm gây mùi như tỏi, hành hay một số loại thức ăn cay, đồ uống có chứa cồn sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc hôi miệng.
  • Hút thuốc lá: Hoạt chất nicotin có trong thuốc lá là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng, đây cũng là nguyên nhân làm cho bệnh viêm nướu phát triển và xuất hiện tình trạng ố vàng trăng.

Hôi miệng do bệnh lý

Một số loại bệnh lý gây mùi khó chịu còn có thể là nguyên nhân hôi miệng từ bên trong như:

  • Sử dụng thuốc hóa trị, xạ trị hay các loại thuốc chống ung thư.
  • Bệnh tiểu đường, các bệnh lý về gan, thận là nguyên nhân gây ra sự phân hủy của mỡ trong cơ thể, từ đó làm gia tăng mùi hôi miệng.
  • Các bệnh về xương khớp như: Viêm tủy xương, viêm ổ răng khô hay một số bệnh ác tính.
  • Sử dụng các dụng cụ chỉnh nha, niềng răng hay sử dụng răng giả.
  • Cao răng, các mảng bám tồn đọng quanh răng.
  • Bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng hay áp xe răng.

Nếu không tìm cách trị hôi miệng sớm sẽ làm người bệnh ngày càng tự ti trong khi giao tiếp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc.

cách Hôi miệng do bệnh lý

Hôi miệng có chữa khỏi được không?

Hoàn toàn chõ thể trị hôi miệng triệt để nếu như xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp giúp cải thiện tình trạng này, cụ thể:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần sáng – tối.
  • Điều trị sâu răng, viêm nướu và các bệnh lý trong khoang miệng để loại bỏ mùi hôi miệng.
  • Uống nhiều nước để trị hôi miệng.
  • Cạo lưỡi, lấy cao răng thường xuyên.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh về tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, cắt amidan. Bên cạnh đó là các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan, viêm đại tràng.
  • Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng. Ngoài ra nên hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt có gas. Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh.

Để có thể chữa khỏi tính trạng hôi miệng, hãy đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra các phương pháp trị hôi miệng hiệu quả nhất.

cách Hôi miệng có trị được không?

Cách trị hôi miệng hiệu quả tại nhà

Bệnh hôi miệng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, hãy thử áp dụng một số cách trị hôi miệng tại nhà dưới đây.

Trị hôi miệng với nguyên liệu thiên nhiên

Trị hôi miệng bằng nguyên liệu thiên nhiên đã được áp dụng từ trước đến nay như là các mẹo vặt chữa hôi miệng hiệu quả. Ưu điểm lớn nhất là tiết kiệm, bên cạnh đó còn rất an toàn và mang lại hiệu quả tương đối tốt. Một số nguyên liệu thường dùng như:

  • Trà xanh: Polyphenol trong trà xanh giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi miệng, từ đó giúp loại bỏ hơi thở có mùi.
  • Chanh tươi: Chanh có tính sát khuẩn, vị thanh và chứa acid nên có thể hỗ trợ khử mùi hôi miệng, đem lại hơi thở tự nhiên nhất.
  • Gừng tươi: Gừng có vị cay, tính nóng, ấm và chứa nhiều tinh dầu thơm. Do vậy giúp khử mùi hôi hiệu quả. Ngoài ra gừng còn là nguyên liệu giúp chữa ho, lạnh bụng và giải cảm.
  • Lá thì là: Là loại thảo mộc có tính kháng khuẩn, thường được dùng trong các món ăn để khử mùi. Do vậy được sử dụng nhiều để trị hôi miệng.
  • Mật ong + bột quế: Mật ong giúp ngăn chặn vi khuẩn hôi miệng. Kết hợp với mùi thơm của quế giúp hơi thở thơm mát hơn.
  • Vỏ bưởi: Chứa nhiều tinh dầu thơm, kết hợp với tính cay giúp khử mùi, loại bỏ vi khuẩn.
  • Lá ổi: Chứa nhiều tanin, phosphoric và oxalic giúp loại sạch mảng bám và khử mùi hôi miệng.
  • Cách trị hôi miệng với lá bạc hà: Lá bạc hà có tính mát và hương vị thơm mát đặc trưng. Do vậy khi sử dụng sẽ giúp khử mùi hôi miệng và kháng khuẩn tốt.

Bạc hà được sử dụng nhiều trong các phương pháp trị hôi miệng.

cách Trị hôi miệng với nguyên liệu thiên nhiên

Điều trị hôi miệng bằng các loại thuốc y tế

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, nhiều loại thuốc trị hôi miệng đã ra đời, mang lại hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện hơi thở có mùi. Một số loại thuốc có hiệu quả tốt như:

  • Thuốc trị hôi miệng Komil: Hỗ trợ điều trị chứng hôi miệng do viêm lợi, sâu răng, viêm tuyến nước bọt. Giúp loại bỏ mùi hôi có trong khoang và mang lại hơi thở thơm mát hơn.
  • Thuốc trị hôi miệng Detoxic: Là sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Âu, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ ký sinh trùng trong khoang miệng, cải thiện tiêu hóa và giúp cho hơi thở thơm mát, dịu nhẹ.
  • Viên uống Breath Pearls: Được sản xuất tại Úc và luôn nằm trong top những sản phẩm bán chạy, Viên uống thơm miệng này có chứa tinh dầu bạc hà và tinh dầu hạt mùi tây, giúp cải thiện hơi thở khó mùi mà không gây cảm giác khó chịu hay mất vị giác khi ăn.

Tuy nhiên, khi sử dụng những loại thuốc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng bởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lấy cao răng là cách hết hôi miệng nhanh chóng

Lấy cao răng được xem là cách trị hôi miệng cực kỳ hiệu quả, thậm chí nếu nguyên nhân từ cao răng thì đây cũng là cách trị hôi miệng sau 1 đêm. Bởi thực tế, cao răng chính là thủ phạm hàng đầu gây nên chứng hôi miệng. Làm sạch cao răng sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguyên nhân gây mùi.

Phương pháp này được tiến hành đơn giản, chỉ thực hiện trong khoảng 15 – 20 phts.

Tuy nhiên, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu một chút trong quá trình lấy cao răng. Thông thường, nên tiến hành lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần cũng như thăm khám nha khoa để kịp thời phát hiện những vấn đề liên quan đến răng miệng và tìm cách khắc phục.

Bổ sung thực phẩm gì khi bị hôi miệng

Trên thực tế, việc sử dụng các loại thực phẩm có mùi sẽ gây nên tình trạng hôi miệng. Vì vậy, nếu như mắc hôi miệng. Hãy bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây

  • Các loại rau quả như xà lách, cần tây, dưa chuột: Giúp trung hòa axit trong miệng, ngăn chặn và làm sạch mảng bám, hỗ trợ làm mát cơ thể.
  • Dâu tây, táo hay mía: Có tác dụng làm tăng bài tiết nước bọt, làm sạch mảng bám trên răng và giúp cho hơi thở thơm tho hơn. Bên cạnh đó kích thích lợi hoạt động tốt và làm sạch thức ăn thừa sót lại.
  • Trà xanh: Chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ và ngăn ngừa các mảng bám trên răng, giảm hôi miệng. Uống trà xanh hàng ngày giúp giảm hôi miệng khá hiệu quả.

Bên cạnh đó, người bị hôi miệng cần kiêng những thực phẩm sau:

  • Hạn chế các thực phẩm dễ gây mùi như hành, tỏi, dưa muối, các loại hoa quả, rau củ có mùi như sầu riêng, củ cải. Bởi chúng sẽ từ từ ngấm vào dạ dày sau đó thoát ra ngoài bằng đường mồ hôi, gây nặng mùi cho cơ thể và cả mùi hôi miệng.
  • Hạn chế các loại thực phẩm như thịt, cá, mỡ, phô mai. Chúng chứa nhiều đạm, rất khó tiêu hóa và dễ sinh mùi hôi miệng. Các loại thực phẩm này cũng dễ dính vào kẽ răng, khó làm sạch, kích thích sự tấn công của vi khuẩn gây mùi.
  • Hạn chế uống rượu, bia, cà phê hay hút thuốc lá.
  • Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh.

cách Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn giảm mùi hôi miệng hiệu quả.

Cách phòng ngừa trị hôi miệng hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu không muốn phải tốn nhiều thời gian, chi phí để trị hôi miệng.  Hãy bắt đầu phòng ngừa chứng bệnh này thông qua một số thói quen sau:

  • Đừng quên làm sạch lưỡi: Vi khuẩn còn sót lại trên lưỡi cũng có thể gây hôi miệng. Vì vậy, khi đánh răng đừng quên bước làm sạch lưỡi.
  • Giữ miệng luôn ẩm ướt: Bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để giảm tình trạng khô miệng.
  • Bỏ hút thuốc: Bởi thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn là nguyên nhân gây hôi miệng.
  • Hạn chế uống cà phê: Đồ uống chứa caffeine có thể làm khô miệng, gây nên mùi hôi miệng và tình trạng ố vàng răng.
  • Tránh ăn quá nhiều tỏi, hành, và các loại thực phẩm có hương vị nặng, mùi có thể lưu lại lâu trong miệng.
  • Súc miệng kỹ: Để loại bỏ những mảng bám thức ăn thừa còn sót lại.
  • Điều trị các bệnh lý về răng sớm: Việc điều trị những bệnh lý về răng miệng càng sớm càng tốt sẽ phần nào hạn chế được tình trạng hơi thở nặng mùi.
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những vấn đề về răng miệng. Ngoài ra cũng cần thăm khám y tế thường xuyên để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn diện.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Vệ sinh răng miệng 2-3 lần mỗi ngày, đánh răng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là những lý giải của Boom May về nguyên nhân gây hôi miệng. Cũng như những cách trị hôi miệng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Việc điều trị hôi miệng có hiệu quả hay không, phụ thuộc rất lớn vào việc xác định chính xác nguyên nhân, để tìm ra phương án thích hợp nhất. Đừng quên thăm khám bác sĩ định kỳ để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.

cách xác nguyên nhân để tìm ra phương án thích hợp nhất

Nguồn:

  • https://www.msdmanuals.com/professional/dental-disorders/symptoms-of-dental-and-oral-disorders/halitosis?query=halitosis
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Bad_breath
  • https://www.webmd.com/oral-health/ss/slideshow-bad-breath-causes
  • https://www.webmd.com/oral-health/video/bad-breath
  • https://www.webmd.com/oral-health/bad-breath-directory
  • https://www.webmd.com/oral-health/video/recognize-bad-breath
  • https://teens.webmd.com/bad-breath-exposed
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6905014/

Mời bạn đọc xem thêm các bài viết liên quan khác dưới đây:

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *