Căng cơ vai gáy là hội chứng phổ biến với các mức độ nghiêm trọng từ nhẹ, trung bình cho đến nặng hơn. Để giảm thiểu cơn đau cho căng cơ phần vai gáy, bạn nên quan sát các biểu hiện của mình và áp dụng những mẹo an toàn tại nhà. Đồng thời, tuân theo những chỉ định từ các bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.
Căng cơ vai gáy đang ngày càng có xu hướng tăng mạnh về tỷ lệ người mắc và mức độ nghiêm trọng trong thời gian qua. Ngày nay, các chuyên gia phân loại các cơn đau căng cơ thành 3 mức độ. Cụ thể ra sao, mời độc giả theo dõi những phân tích từ Go1care trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về hội chứng căng cơ vai gáy
Hội chứng căng cơ vai gáy là một trong những tình trạng rối loạn cơ-xương phổ biến bậc nhất trong những năm gần đây. Các cơn căng cơ xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy mà đối tượng mắc bệnh cũng rất đa dạng. Từ các vận động viên thể dục, nhân viên văn phòng cho đến người lớn tuổi.
Căng cơ vai gáy cũng có mối liên hệ với các hội chứng tắc nghẽn mạch máu, rối loạn thần kinh và bệnh lý xương khớp. Điều này càng khiến cho quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Các cơn đau căng cơ còn có tính thời điểm, một số người phải thường xuyên đối phó với các cơn đau tái đi tái lại nhiều lần.
Những mức độ diễn tiến của hội chứng căng cơ vai gáy
Căng cơ vai gáy xuất hiện với 03 mức độ phổ biến từ nhẹ cho đến nặng. Mỗi mức độ đều sẽ sẽ có những cách ứng phó riêng để giảm cơn đau và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Mức độ bó cổ vai gáy nhẹ
Đối với người bị căng cơ nhẹ, theo các bác sĩ từ bệnh viện Quốc tế City, cách giảm căng cơ cổ vai gáy là không nên cố gắng quay đầu, hoặc cử động vùng cổ. Thay vào đó, hãy nhờ những người xung quanh xoa bóp nhẹ khu vực này và chườm ấm. Đây đều là những cách giúp người bệnh xoa dịu cơn đau một cách nhẹ nhàng.
Cơn căng cơ vai gáy ở mức độ trung bình
Nếu các biện pháp như chườm, xoa bóp và nghỉ ngơi không làm cơn đau của bạn thuyên giảm. Nhiều khả năng chứng căng cơ vai gáy của bạn đang ở mức độ trung bình. Lúc này, người bệnh nên sử dụng một vài loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Diclofenac, kết hợp cùng một số loại thuốc Vitamin nhóm B và các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh.
Mẹo chữa đau vai gáy ở mức độ nặng
Đối với người bệnh ở mức độ nặng, người bệnh không nên tự chữa bệnh tại nhà. Thay vào đó, hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn cách chữa đau thần kinh vai gáy. Lúc này, một số hướng điều trị của các bác sĩ như sau:
- Dùng thuốc: Các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc làm mềm cơ, ngăn chặn các cơn kích thích thần kinh nặng. Những loại thuốc sẽ giúp người bệnh giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây.
- Châm cứu: Nếu bạn tìm đến y học cổ truyền, nhiều khả năng các bác sĩ sẽ chỉ định bạn châm cứu. Bằng cách giải phóng các huyệt đạo, châm cứu sẽ giúp điều hòa hoạt động của các dây thần kinh.
- Đối với những ai mắc chứng rối loạn thần kinh, các bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa đau thần kinh vai gáy cụ thể để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Người bệnh lưu ý với những cách chữa bệnh trên, cần được thực hiện dựa trên những chỉ định từ các bác sĩ. Tuyệt đối không thực hiện tại nhà để tránh những sự cố sức khỏe.
Gợi ý một số cách chữa đau mỏi cổ, vai gáy tại nhà
Song song với những cách chữa bệnh cơ bản trên, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo chữa đau vai gáy dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh.
Điều chỉnh lại tư thế ngủ
Bạn nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ, không nên nằm sấp. Đồng thời, chọn một chiếc gối có độ cao vừa phải, một chiếc nệm có độ đàn hồi ổn định để nâng đỡ tốt cho phần cột sống, thân mình. Nhờ đó, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon, bảo vệ phần vai gáy.
Thực hiện các giải pháp ngăn ngừa căng thẳng
Bạn thực hiện các bài tập thể dục chữa đau vai gáy nhẹ nhàng để duy trì tinh thần thoải mái. Sắp xếp thời gian làm việc với nghỉ ngơi cho hợp lý. Việc giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, tránh gây tác động tiêu cực lên hệ thần kinh làm cơn căng cơ trầm trọng hơn.
Đừng bỏ qua mẹo dân gian chữa đau vai gáy
Một số mẹo dân gian chữa đau vai gáy như đắp lá lốt, ngải cứu, xoa bóp dầu, bấm huyệt,.. sẽ phát huy công hiệu tốt để bạn giảm cơn đau an toàn, hiệu quả. Vì vậy, nếu cơn đau làm phiền bạn mỗi ngày, đừng bỏ qua các mẹo trên.
Tổng kết
Go1care vừa chia sẻ đến độc giả 3 mức độ nghiêm trọng của bệnh căng cơ vai gáy và cách ứng phó. Hy vọng bạn sẽ có được thông tin bổ ích để áp dụng với tình trạng của mình.
Xem thêm:
Căng cơ gáy – Triệu chứng thường gặp của 5 loại bệnh lý xương khớp
Căng cơ cổ vai gáy – Làm thế nào để ngăn ngừa căng cơ vùng cổ