Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Triệu chứng tăng huyết áp và các biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng tăng huyết áp và cách điều trị

Triệu chứng tăng huyết áp mà bạn thường gặp sẽ bao gồm nặng đầu, khó chịu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đỏ mặt, giảm thị lực, chóng mặt và ngất xỉu… Biến chứng của bệnh lý này là cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của bạn.

Có hơn 90% người bệnh tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Chính điều này sẽ gây nên khó khăn trong quá trình điều trị. Qua đây, Go1care sẽ tổng hợp cho bạn các triệu chứng tăng huyết áp dễ nhận biết cùng với phương pháp xét nghiệm tìm ra nguyên nhân chỉ số huyết áp cao. Từ đó chúng ta có biện pháp điều trị thích hợp.

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Triệu chứng tăng huyết áp và cách điều trị
Tăng áp là khi chỉ số vượt mức 140/90 mmHg ở cả tâm thu và tâm trương.

Bệnh lý tăng áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng cùng lúc hoặc một trong hai chỉ số trên tăng đơn độc.

Trong đó mức tăng được quy định là:

  • Huyết áp tâm thu cao hơn 140mmHg.
  • Huyết áp tâm trương cao hơn 90mmHg.

Các cấp độ tăng áp sẽ được chia ra với nhiều giai đoạn khác nhau bao gồm tiền huyết áp cao, cao áp cấp 1, cao áp cấp 2 và cao áp cấp 3. Diễn biến, triệu chứng tăng huyết áp của bạn ở mỗi giai đoạn sẽ có dấu hiệu tăng nặng. Vì vậy bạn cần chú ý nhiều hơn đến những sự biến đổi của cơ thể.

Nguyên nhân huyết áp cao là gì?

Vì sao áp lực máu trong động mạch của bạn lại cao hơn so với người khác? Các nguyên nhân tăng áp chủ yếu sẽ được chia thành 2 loại. Đó là:

  • Tăng áp vô căn: 90% người bệnh rơi vào trường hợp này. Bạn không biết rõ nguyên nhân gây bệnh. Nó không xuất phát từ bất kỳ bệnh lý nào. Các nguyên nhân chủ yếu ở người bệnh trong trường hợp này có thể kể đến như tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, thói quen sinh hoạt xấu, căng thẳng, áp lực và thói quen lười vận động gây nên thừa cân, béo phì.
  • Tăng áp thứ phát: Chỉ có 10% người bệnh rơi vào trường hợp này. Nó xuất phát từ các bệnh lý bao gồm tim, gan, thận, phổi, hẹp động mạch hay xơ vữa động mạch
Đọc thêm bài viết:  Hướng dẫn cách đo huyết áp đúng cách ngay tại nhà

10 triệu chứng tăng huyết áp thường gặp

Triệu chứng tăng huyết áp và cách điều trị
Đau đầu là triệu chứng tăng huyết áp điển hình thường gặp.

Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột thường gặp ở cả người cao tuổi và giới trẻ hiện nay chính là:

  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Mờ mắt.
  • Đỏ mặt.
  • Dễ nổi cáu.
  • Tim đập nhanh.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Ngất xỉu.
  • Chảy máu cam.
  • Mất tập trung.

Tuy nhiên sẽ có khoảng 1/3 người bệnh không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ nào. Điều này khiến bạn khó nhận biết được bệnh đang diễn tiến ra sao. Đó cũng là lý do mà chứng tăng áp trở nên nguy hiểm vô cùng.

Ngoài ra các triệu chứng tăng huyết áp này khá trùng khớp với dấu hiệu huyết áp thấp. Điều này khiến bạn thực sự khó phân biệt. Bạn cần nắm vững cách nhận biết huyết áp cao hay thấp để phân tách chính xác hai bệnh lý này nhé!

Chẩn đoán tăng huyết áp theo độ tuổi

Dù có xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp hay không thì bạn cũng cần ghi nhớ các nguyên tắc sau:

  • Người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên: Bạn hãy khám tổng quát, tầm soát chỉ số huyết áp định kỳ hàng tháng và sử dụng thuốc điều trị theo toa từ bác sĩ.
  • Người trưởng thành từ 18 – 49 tuổi: Bạn cần được thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Ngoài ra khi gặp các triệu chứng tăng huyết áp kể trên, bạn hãy thực hiện kiểm tra ngay để kịp thời phát hiện bệnh.
Đọc thêm bài viết:  Huyết áp tâm thu tâm trương bao nhiêu thì an toàn?

Các xét nghiệm được thực hiện khi gặp triệu chứng tăng huyết áp bao gồm:

  • Xét nghiệm tìm ra nguyên nhân: Thực hiện siêu âm theo dõi hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ hay siêu âm ổ bụng kiểm tra u tuyến thượng thận
  • Xét nghiệm đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc tăng áp đối với các bộ phận của bạn là mạch máu, tim, não, mắt và thận.
  • Thực hiện siêu âm ổ bụng để tìm ra các vấn đề về tuyến thượng thận hay trong thận.
  • Các xét nghiệm chức năng của thận bao gồm tổng phân tích nước tiểu, albumin niệu, creatinine máu
  • Chụp MRI hoặc chụp CT tìm kiếm các khối u bất thường.
  • Kiểm tra nguyên nhân bệnh do chứng ngừng thở khi ngủ qua kiểm tra đo đa ký giấc ngủ.
  • Đo điện tim để kiểm tra chỉ số máu thiếu hụt ở cơ tim, các chứng rối loạn nhịp tim hay đánh giá về chức năng của cơ tim
  • Siêu âm tim nhằm đánh giá chức năng của tim, độ dày của buồng tim hay mức độ hở của van tim

Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp

Triệu chứng tăng huyết áp và cách điều trị
Biến chứng suy tim khi huyết áp tăng cao.

Triệu chứng tăng huyết áp luôn khiến bạn thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Không dừng lại ở đó, các biến chứng của nó còn gây ra tổn thương nặng nề hơn với sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn các biến chứng khác nhau do bệnh cao huyết áp gây ra.

  • Biến chứng ở não: Xuất huyết não, nhồi máu não, suy giảm trí nhớ, mất tập trung
  • Biến chứng ở tim: Suy tim, nhồi máu cơ tim, rung nhĩ
  • Biến chứng ở thận: Suy thận cấp độ mạn giai đoạn cuối.
  • Biến chứng ở mạch máu: Phù nề mạch máu, xuất huyết trong, phù nề võng mạc, gây giảm thị lực hay mù lòa.
  • Biến chứng bệnh động mạch ngoại biên hai chân: Xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu gây lở loét, sưng phù hay hoại tử.
  • Biến chứng rối loạn cương dương: Triệu chứng tăng huyết áp và bệnh lý thường gặp khi đi kèm với bệnh đái tháo đường.
Đọc thêm bài viết:  Chỉ số huyết áp theo độ tuổi bao nhiêu thì an toàn?

Các triệu chứng tăng huyết áp và biến chứng của nó là điều mà không ai mong muốn gặp phải. Vì vậy chúng tôi sẽ mang lại cho bạn các cách giảm huyết áp cao trên Go1care. Đây sẽ là những cách trị cao huyết áp tại nhà vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được.

Tổng kết

Triệu chứng tăng huyết áp rất mờ hồ và khó có thể phân biệt với các bệnh lý khác. Vì vậy đo huyết áp là cách nhanh nhất để bạn kiểm tra chính xác và có kết luận về chỉ số đang tăng hay giảm. Bạn hãy luôn thực hiện đo bằng máy mini tại nhà hay đến phòng khám gần nhất để nhận được bảng số liệu đáng tin cậy nhé!

Xem thêm:

8 triệu chứng huyết áp thấp có thể khiến bạn tử vong

10 triệu chứng huyết áp cao nguy hiểm nếu không phát hiện sớm

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan