Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Thông số máy đo huyết áp – 3 chỉ số cơ bản bạn nên biết

Thông số máy đo huyết áp - 3 chỉ số cơ bản

Việc kiểm tra huyết áp bằng máy đã được nhiều người sử dụng qua. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đọc chính xác kết quả đo được. Bạn có biết rõ các chỉ số hiển thị trên máy mang ý nghĩa gì hay không? Theo dõi bài viết ngay sau đây về thông số máy đo huyết áp và cách đọc chuẩn, chi tiết nhất bạn nhé!

Mỗi máy đo sẽ có cách vận hành, ứng dụng công nghệ và đưa ra chỉ số riêng. Tuy nhiên trên cơ bản thông số máy đo huyết áp sẽ bao gồm 3 chỉ số cơ bản là huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim. Go1care sẽ phân tích chi tiết các thông số này, giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng nhé!

Thông số máy đo huyết áp là gì?

Thông số máy đo huyết áp - 3 chỉ số cơ bản
Thông số máy đo huyết áp hiển thị trên màn hình.

Cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp. 3 chỉ số trên máy đo huyết áp bao gồm chỉ số đo huyết áp và nhịp tim. Trong đó chỉ số huyết áp sẽ được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Cụ thể như sau:

  • Huyết áp tâm thu: Ký hiệu là SYS. Vậy SYS trong máy đo huyết áp là gì? Đây là thông số máy đo huyết áp hiển thị đầu tiên trên màn hình. Nó thể hiện lực co của tim trong lúc đẩy máu đi vào động mạch. Đây cũng là chỉ số huyết áp lớn nhất mà bạn nhận được trong thời điểm kiểm tra.
  • Huyết áp tâm trương: Ký hiệu là DIA. Đây là thông số xuất hiện ở hàng thứ hai trên màn hình. Nó thể hiện áp lực khi cơ tim giãn nở ra. Đây là chỉ số huyết áp nhỏ nhất mà bạn nhận được trong thời điểm kiểm tra.
  • Nhịp tim: Ký hiệu là PULSE. Đây là thông số xuất hiện ở hàng thứ ba trên màn hình. Nó là số lần đập của tim trong một phút.
Đọc thêm bài viết:  Tụt huyết áp có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp

Khi nhận được thông số máy đo huyết áp. Chúng ta sẽ đọc gộp chỉ số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương theo dạng tỷ số. Riêng phần nhịp tim sẽ được đọc rời.

Ví dụ: Thông số máy đo huyết áp nhận được lần lượt là 105; 75; 80. Cách đọc máy đo huyết áp Omron sẽ là chỉ số huyết áp tương ứng 105/75 mmHg và nhịp tim là 80 lần/phút.

Ý nghĩa của thông số máy đo huyết áp

Thông số máy đo huyết áp - 3 chỉ số cơ bản
Các thông số máy đo huyết áp có ý nghĩa khác nhau đối với sức khỏe người bệnh.

Thông số máy đo huyết áp phản ánh tình trạng áp lực máu đang di chuyển trên thành động mạch. Thông số này phải nằm trong ngưỡng quy định mới được xem là an toàn.

  • Huyết áp bình thường: Thông số máy đo huyết áp sẽ dao động từ khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg.
  • Tăng huyết áp: Chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 đồng thời chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 90.
  • Hạ huyết áp: Chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 90 đồng thời chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60.

Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương không nhất thiết phải cùng tăng hay cùng giảm. Chúng có thể tăng đơn độc hoặc giảm đơn độc. Tình trạng này được đánh giá là phức tạp và khó xử lý hơn khá nhiều.

Ngoài ra chênh lệch của hai chỉ số huyết áp không được quá lớn. Vượt qua 60 mmHg được xem là trường hợp cường đại hoạt động cơ tim. Lúc này tim co bóp một cách mạnh mẽ quá mức.

Đọc thêm bài viết:  Huyết áp tâm trương cao là bao nhiêu?

Ngược lại chênh lệch của hai chỉ số huyết áp cũng không được quá nhỏ. Chỉ số này thấp hơn 25 mmHg sẽ được xem là huyết áp kẹt. Điều này đồng nghĩa dù co hay giãn thì tim của bạn cũng không có sự khác biệt.

Riêng với thông số nhịp tim. Chỉ số này cần đảm bảo rơi vào khoảng từ 60 – 100 lần mỗi phút. Tim đập quá nhanh, dồn dập hay quá chậm đều là các phản ứng không mong muốn của cơ thể.

Cách xác định thông số máy đo huyết áp

Bạn cần thực hiện việc kiểm tra để xác định thông số máy đo huyết áp. Các thao tác đo sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Ngồi vào tư thế đo. Bạn có thể nằm duỗi người trên giường, đầu kê cao, tay đặt ngang. Hoặc cũng có thể ngồi trên ghế dựa, thẳng lưng, chân chạm đất, vuông góc với sàn nhà.

Bước 2: Quấn băng đo vào vị trí bắp tay hoặc cổ tay tương ứng.

  • Khi đo ở bắp tay: Băng quấn cách khuỷu tay từ 2-3 cm. Lưu ý là phải đặt tay ngang với tim để thông số máy đo huyết áp chính xác nhất.
  • Khi đo ở cổ tay: Băng quấn cách cổ tay khoảng 1cm. Tay nên để chéo góc 45 độ và đặt ngang tầm cao với ngực.

Bước 3: Nhấn vào nút khởi động Start trên máy để bắt đầu đo.

Bước 4: Đọc thông số máy đo huyết áp tương ứng trên màn hình. Các chỉ số trên máy đo huyết áp Omron bao gồm huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim.

Đọc thêm bài viết:  Cao Huyết Áp Là Gì? Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Các sai lầm khiến thông số máy đo huyết áp bị sai

Thông số máy đo huyết áp - 3 chỉ số cơ bản
Chú ý các sai lầm khi đo, tránh trường hợp nhận được thông số máy đo huyết áp bị sai lệch.

Cách đọc chỉ số huyết áp và những sai lầm khi kiểm tra dẫn đến thông số máy đo huyết áp không chính xác là:

  • Ngồi sai tư thế. Chân không chạm đất hoặc chân bắt chéo khi đo.
  • Không có khoảng thời gian nghỉ tối thiểu 5 phút trước khi đo.
  • Nói chuyện hoặc ăn uống trong khi kiểm tra thông số máy đo huyết áp.
  • Vị trí quấn băng đo không chính xác.
  • Sử dụng thuốc, chất kích thích trước thời điểm đo huyết áp.
  • Thông số máy đo huyết áp không chính xác là do pin yếu.

Tổng kết

Sau khi nắm rõ cách đọc nhịp tim trên máy đo huyết áp và các chỉ số huyết áp khác, bạn đã có thể tự mình kiểm tra tình trạng sức khỏe ngay tại nhà. Luôn tuân thủ các nguyên tắc để thu được thông số máy đo huyết áp chính xác nhất bạn nhé!

Xem thêm:

Thông số huyết áp và ý nghĩa của các chỉ số là gì?

Huyết áp tâm thu tâm trương bao nhiêu thì an toàn?

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan